Microsoft vừa mới giới thiệu một tính năng mới cho cỗ máy tìm kiếm Bing : Visual Search. Sau khi dùng thử, tôi kết luận : rất hay !
Công cụ này sẽ giúp bạn giới hạn đáng kể nội dung tìm kiếm, bạn có thể tìm theo các thể loại riêng biệt như : phim chiếu ở rạp, xe hơi, điện thoại, sách, các show truyền hình, những bài hát mới nhất, những bộ phim hay nhất, các đời tổng thống mỹ, những nhà lãnh đạo trên thế giới, những diễn viên huyền thoại…v..v…Điểm đặc biệt mà tôi thích là bạn chỉ dùng chuột để tìm kiếm mà không cần phải gõ bất cứ chữ gì, nói đúng hơn là bạn đang sử dụng một cuốn danh bạ bằng hình ảnh, do đó bạn có thể biết được và thích thú với những thứ khác xung quanh nội dung mà mình muốn tìm kiếm.
Bạn truy cập vào địa chỉ bing.com/visualsearch , chọn chủ đề mà bạn muốn tìm kiếm, danh sách hiện ra sẽ liệt kê nội dung ở dạng hình ảnh và được sắp xếp theo thứ tự chữ cái. Cuối cùng bạn chọn “tấm hình” mà bạn mong muốn, Bing sẽ trả về nội dung tìm kiếm như bình thường với phần nội dung đã được lọc.
Nếu bạn đã biết đến phần mềm này thì tôi xin nói luôn điểm “hot” ở phiên bản 2.1 : hỗ trợ boot từ USB ! Trời ạ, với tôi thì quá “hot” luôn bởi cách đây vài ngày tôi phải dùng đến máy ở công ty để boot thử cái USB vì máy-của-tui thuộc dạng sắp…cáo lão về quê rồi nên không boot được từ USB, hic. Nếu tôi biết sớm thì không phải mất tới 2 ngày để test, bài test của anhhangxom..lab sẽ được giới thiệu trong nay mai.
Còn với những ai chưa biết phần mềm này thì xin giới thiệu ngắn gọn : nó giúp cho bạn chạy các đĩa LiveCD như WinPE, Ubuntu, Hiren’sBoot, các đĩa CD cứu hộ..v..v.., nói chung là đa số đĩa boot được đều chạy được, với tôi nó hữu dụng trong việc test và chụp hình minh họa. Dĩ nhiên là bạn chỉ cần file ảnh (*.iso) là đủ, không cần đến ổ đĩa CD, không cần cài máy ảo đồ sộ như VMWare hay VirtualBox (bởi bản thân nó đã sử dụng máy ảo).
Đây là phần mềm miễn phí, bạn có thể tải về từ địa chỉ http://mobalivecd.mobatek.net/ , dung lượng 1.52 Mb, cực kỳ gọn nhẹ và không cần cài đặt. Tôi thường sử dụng nó để chạy thử các đĩa Linux LiveCD.
Cách sử dụng thì rất đơn giản, bạn chạy chương trình > bấm nút Run the LiveCD > chọn file iso cần chạy > cửa sổ hiện ra bạn chọn Yes hay No đều được (khác nhau đó nghe, hehe) > xong.
Với USB thì cũng làm tương tự, chọn USB cần khởi động là xong.
Rất nhiều lần tôi nhận nhận được thông báo lỗi khi giải nén tập tin RAR, tức một cái là khi tải về và giải nén thử ở tiệm Net thì không sao (có lúc không thử), đến khi chép vào USB mang về nhà thì error mới tức chứ ! Nhiều lần tôi gọi điện yêu cầu người gửi file giải nén thử trên máy họ xem có vấn đề gì không vì cứ bị hoài, câu trả lời vẫn là “giải nén được mà !”. Đợt rồi, tôi nhận được file RAR chứa database Access để về làm báo cáo, rút kinh nghiệm những lần trước, tôi thử giải nén ngay tại máy này (máy ở công ty, sài phần mềm 7zip), giải nén thành công tốt đẹp, yên tâm chép vào USB mang về nhà, đến khi dùng WinRAR ở nhà để giải nén thì lại Error, tức điên !
Tuy nhiên lần này, tôi đã may mắn sửa được file bị lỗi bằng chính WinRAR, khỏi phải ra tiệm tải lại.
Mỗi khi file Rar bị lỗi tôi thường..sơ cấp cứu bằng cách sử dụng tính năng “Repair Archive” của chính WinRAR, thất bại luôn trong tầm tay nhưng lần này tôi may mắn sửa được. Sau đây là 3 cách mà tôi biết để sửa chữa file RAR bị hư:
1.”Sơ cấp cứu” bằng chính WinRAR:
Cách này thường chỉ cứu được dạng file RAR mà bên trong chỉ có những file text, file phim hay nhạc thì tôi nghĩ nó cũng pótay, nhưng cứ thử : Bạn mở WinRAR > vào menu Tools > chọn Repair archive > ở cửa sổ hiện ra, chọn thư mục chứa file RAR (hoặc file ZIP) bị hỏng, bấm OK và đợi kết quả. File được sửa sẽ có tên dạng repair_tênfilegốc và nằm chung thư mục với file gốc. Giờ thì hãy cầu nguyện trước khi giải nén file mới sửa, hên thì OK, xui thì cũng..OK, tải lại thôi mà, hichicc.
2.Thử giải nén bằng một trình nén file khác:
Như lúc đầu tôi đã nói, tôi giải nén thử ở máy công ty bằng phần mềm 7Zip thì vẫn OK, hoàn toàn không bị lỗi gì hết, vì thế mà tôi liệt kê nó vào giải pháp “sơ cứu” thứ hai. Tải 7zip tại http://www.7-zip.org/download.html
3.Dùng phần mềm “đặc trị”:
Chắc vì thường xuyên bị hư nên người ta mới cho ra đời phần mềm sửa – RAR Repair Tool. Đây là phần mềm tôi nghe nói rất mạnh trong việc sửa chữa file RAR bị hỏng, mà công nhận nó mạnh thiệt, ít nhất cũng sửa được cái file bị hư bên trên, những dạng file khác tôi chưa có dịp thử vì kiếm đâu ra file hỏng bây giờ ?! Bạn tải phần mềm này từ địa chỉ http://www.mediafire.com/?xyc1mt3mnmg, dung lượng khoảng 1.47Mb.
Khi bạn khởi động máy sẽ có 2 tuỳ chọn là Khởi động Windows như bình thường hoặc boot máy bằng đĩa Hiren’s BootCD (dĩ nhiên là bạn không phải bỏ đĩa Hiren’s vào ổ đĩa rồi, thậm chí máy bạn không cần ổ CD luôn), “tuyệt chiêu” này tôi đã nghe lâu rồi nhưng phớt lờ, cho đến khi không thể chịu đựng được nữa….
Bạn có bao giờ gặp trường hợp máy đang chạy bổng dưng “nghỉ giải lao”, không chạy nữa, ổ cứng…shutdown luôn, cả 2 ổ cứng thay nhau nghỉ giữa hiệp. Hậu quả hẳn là bạn đã đoán được, do quá trình trên xảy ra quá nhiều nên một trong hai ổ cứng của tui đã nghỉ…thiệt luôn, ổ còn lại hiện đang “bị thương” (bad sector), ổ thứ nhất ra đi với sự tiếc thương vô hạn của tui với cái đống dữ liệu chứa trên đó, tới giờ tôi vẫn còn rất “đau”, thôi thì “cố biến đau thương thành sức mạnh” chứ biết làm sao. Nhưng bài hát “Vì sao thế ?” cứ vang vảng bên tai khiến tôi phải cố tìm ra nguyên nhân…
Ban đầu tôi nghĩ là do dây cáp bị hư nhưng : một sợi, hai sợi rồi ba sợi, sợi nào cũng không trụ được lâu. Điều đáng nói là trong cùng một sợi dây cáp, đầu cắm đầu tiên cắm được cho ổ CD hoặc ổ thứ nhất nhưng lại không sài được cho ổ thứ 2 (!?), pótay. Và nếu có được thì cũng chỉ sài được…hiệp 1, qua hiệp 2 lại trở chứng. Hic, chỉ còn cách đổ thừa do ổ cứng chập chờn mà thôi. Thế là từ khi ổ cứng thứ nhất ra đi, tôi mua ổ mới và phải loại cái ổ CD ra khỏi danh sách phần cứng vì không có dây cáp để cắm. Hai dây cáp với 4 đầu cắm nhưng chỉ có thể tiếp nhận 2 ổ cứng mà thôi, cắm ổ CD vô một cái là chỉ còn nhận được một ổ, ổ còn lại “chết chùm” với ổ CD luôn. Không phải do thiết lập jumper, không hiểu nổi !
Và như vậy, trong mấy tháng qua tôi phải dùng máy mà không có ổ CD, nhiều lúc muốn ghi/đọc đĩa hay ghost lại máy cũng phải sợ gian nan : tháo ra tháo vô lạng quạng nó..nghỉ chơi với mình thì khổ. Tuần trước, em+họ-của-tui đã tích hợp được Hiren’s Boot vào menu khởi động, như “nắng hạn gặp mưa rào”, tôi liền hỏi cách làm.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần tải tiện ích AvlgoBootCD từ địa chỉ http://thaysao.noivay.googlepages.com/index.html , dung lượng khoảng 48.9Mb, phiên bản mới nhất tích hợp Hiren’s Boot v10. Đây là tiện ích được “chế biến” sẵn bởi Nguyễn Tuấn Hiệp, sau khi tải về bạn chạy file cài đặt và bấm nút Install để cài lên thư mục gốc ổ C (ổ cài Win). Sau khi cài xong bạn bấm phím bất kỳ để thoát, giờ hãy thử khởi động lại xem, “Hiren’s ơi, mở ra !”.
Vài ngày trước, tình cờ tôi đã tìm ra cái nguyên nhân …chết tiệt bấy lâu (vì bắt buộc phải sử dụng ổ CD) : do dây nguồn chập chờn. Lúc trước tôi đã test chéo rất nhiều : đổi cáp qua lại, đổi đầu cắm qua lại, đổi cáp mới, cộng với cái ý nghĩ do ổ cứng có vấn đề nên mọi thứ rối tung cả lên không loại trừ được nguyên nhân. Đồng thời lúc test cũng phát hiện một sợi cáp bị hư, cộng với đầu cắm ổ cứng cũng bị lỏng nếu không cắm chặt, hic, hàng loạt nguyên nhân không rõ ràng+rõ ràng đan xen lẫn nhau mới đau đầu chứ !
Giờ thì mọi thứ đều ổn, giá như tôi tìm ra nguyên nhân sớm hơn thì cái ổ+cứng-của-tui đâu phải ra đi, mới sài có 5 năm chứ mấy. Tôi vừa mới ghi xong một đĩa CD mà tôi tin là bất kỳ ai cũng muốn làm cho mình một đĩa, nó sẽ là một đĩa CD không thể thiếu cho bất kỳ ai sử dụng máy tính. Hãy chờ xem !
Sau nhiều lần phải chuyển đổi qua lại giữa 2 cửa sổ làm việc, tôi quyết định tìm phần mềm để làm cho cửa sổ thứ 2 luôn hiện ra (on top) khi đang làm việc trên cửa sổ thứ 1 và đó là một quyết định sáng suốt, gặt hái thành công tức thì ! Tìm trên google thì sẽ có nhiều phần mềm dạng này, miễn phí có, có phí cũng có và tôi thấy KeepOnTop là tuyệt nhất : chạy ngay không cần cài đặt, sử dụng đơn giản và quan trọng là miễn phí !
Tôi vừa viết bài này vừa canh chừng quá trình cài đặt Windows trên máy ảo, mục đích là để viết bài giới thiệu một phần mềm, ngày mai sẽ được đăng trên blog, chờ xem nhé . Hôm kia tôi cũng đã cài nhưng quên lững, đến khi sắp về mở lên kiểm tra thì thấy quá trình cài đặt đang dừng ở cửa sổ yêu cầu chọn thời gian, tức quá tắt máy đi về luôn ! Tôi vẫn luôn tiếc là tính năng OnTop không có trong các phiên bản của Windows, nhất là hệ điều hành hiện đại như Win7.
Bạn tải KeepOnTop từ địa chỉ http://www.mediafire.com/?mgidegque5y . Mặc dù KeepOnTop đã có phiên bản mới nhưng tôi thấy nó khó sử dụng hơn phiên bản cũ này, bản này chỉ có 1 file exe duy nhất, không cần cài đặt. Cho đến thời điểm này, ứng dụng duy nhất không thể “OnTop” là cửa sổ xem phim của JetAudio, hic . Không biết phiên bản mới có làm được không nữa. Mỗi khi đột xuất muốn “OnTop” một cửa sổ nào đó, tôi chỉ cần gõ “top” vào hộp thoại Run là có ngay, xem “Desktop-của-tui chỉ có 4 biểu tượng”.
PDF (Portable Document Format) là định dạng file tài liệu được tạo bởi Adobe Systems năm 1993. Nó giống như dạng hình ảnh nên có thể xem ở bất kỳ máy tính nào mà không thay đổi nội dung, chỉ cần phần mềm xem dạng file pdf là được. Nhiều lần tôi mang một tài liệu word ra tiệm in, mặc dù đã tinh chỉnh và canh lề đàng hoàng nhưng khi ra tiệm in thì loạn cả lên — > chạy về nhà chỉnh lại. Từ đó tôi thường chuyển sang dạng pdf rồi mới mang đi in cho chắc ăn.
Sau đây là 10 công cụ chuyển đổi PDF miễn phí bạn có thể xem tại đây
Trong 10 công cụ mà Technobuzz cung cấp tôi quen “thằng” doPDF cũng 2 năm rùi và luôn trung thành với nó trong tác vụ chuyển đổi mọi thứ sang PDF. Phần mềm này khá gọn nhẹ, miễn phí và hỗ trợ Unicode rất tốt.
Tất cả những gì bạn cần làm là cài đặt > mở tài liệu muốn chuyển sang PDF > chọn Print > chọn máy in có tên doPDF > thiết lập các thông số nếu cần > bấm Print và chọn đường dẫn lưu trữ là xong.
Bạn có thể tải doPDF về từ địa chỉ http://www.dopdf.com , dung lượng khoảng 1.7Mb.
Vào thời điểm viết bài này (có thể vài ngày sau mới được “lên sóng”), tôi đang tải về một file thông qua giao thức BitTorrent và trong khi chờ đợi 10% còn lại, hic, khá là gian nan đây vì tải từ 1 giờ 30 đến giờ (5h30 chiều) mới được 90% nên quyết định ngồi viết bài này.
Tôi sử dụng uTorrent để tải file và từ phần thông tin tải file, tôi có thấy mục Hash với một dãy số đại loại như “ANHHANGXOMONLINE304KSDHURI2874SGAJPQ” . Vậy dãy số này là…cái quái gì và nó có tác dụng gì ?
Hiện nay trên nhiều website cung cấp phần mềm, ngoài thông tin về phần mềm đó người ta còn cung cấp thêm thông tin về MD5 (một dãy số gồm 32 chữ số) hoặc SHA-1 (45 chữ số). Các tác giả phần mềm thường khuyến cáo bạn kiểm tra chuỗi MD5 của phần mềm bạn tải về (có thể bạn tải về từ website khác) xem có khớp với dãy số họ công bố hay không, nếu khớp thì chắc chắn đó là phần mềm gốc mà tác giả công bố, ngược lại phần mềm đó đã bị thay đổi nội dung (do người khác chỉnh sửa hoặc đã bị nhiễm các loại malware).
Trước tiên cần phải nói rằng tải file bằng giao thức BitTorrent là một con dao lớn hơn… 2 lưỡi, hehe. Nó mang lại nhiều lợi ích và cũng nhiều nguy cơ ẩn chứa. Lợi ích, chắc bạn cũng đã biết rồi, vd: một bộ phim mới ra và ngay lập tức nó có trên mạng Bittorent và có thể một thời gian sau (hoặc chẳng bao giờ) bạn mới tìm được trên web . Nguy cơ hả ? Dựa vào thông tin Hash mà tôi nghĩ tới một nguy cơ : có thể file bạn tải về không còn nguyên vẹn như lúc ban đầu. Vd: một người tốt bụng chia sẽ một file thông qua giao thức Bittorrent, một người khác tải về thành công và lại chia sẽ nó, lần này anh ta “tốt bụng” chèn thêm các đoạn mã độc hay vài “con” virus chết tiệt vào đó, dung lượng file tăng nhẹ, từ vài byte cho đến vài Kb thì làm sao bạn biết được ?
Đó chính là lý do mà người ta đặt mục Hash ở đây. Hash còn được gọi là “hàm băm” hay “bảng băm”. Hàm băm là một hàm toán học chuyển đổi một thông điệp đầu vào có độ dài bất kỳ thành một dãy bit có độ dài cố định (tuỳ thuộc vào thuật toán băm). Dãy bit này được gọi là thông điệp rút gọn (message digest) hay giá trị băm (hash value), đại diện cho thông điệp ban đầu. Hàm băm là hàm một chiều nên không thể tái tạo lại thông điệp ban đầu từ một chuỗi băm có sẵn. Mọi sự thay đổi dù là nhỏ nhất ở thông điệp đầu vào cũng cho ra kết quả là một dãy số hoàn toàn khác nhau nên đây là cách tốt nhất để kiểm tra tính toàn vẹn của một tập tin.
Ví dụ, tôi “băm” chuỗi “anhhangxomonline.comze.com” sử dụng thuật toán SHA-1, tôi sẽ có được chuỗi “173DCD4B 970A1E00 C1DE1EE6 5F6BF2C9 29512C71″ và chắc chắn là dù bạn có “băm” ở… Mỹ, Úc, Canada hay bất kỳ máy tính nào sử dụng bất kỳ phần mềm nào để “băm” thì vẫn ra kết quả như vậy. Nhưng nếu bạn “băm” chuỗi “Anhhangxomonline.comze.com” thì lại ra một kết quả khác bởi vì “A” và “a” là khác nhau.
Password Syskey (xem bài viết Syskey – Tính năng bảo mật cực mạnh của Windows) cũng chính vì vậy mà rất khó để giải mã thành công dù có một số người nói là đã phá được nó nhưng tôi không biết có đúng không nữa, “thịt” đã băm rồi thì làm sao trở lại như cũ được nữa, dùng …photoshop hả, hehe, , mà cũng không chừng…., thời @ mà.
Trong khi đợi 5% còn lại (hic, tiệm cơm sắp đóng cửa rồi, come on !), tôi muốn giới thiệu phần mềm có thể giúp bạn tạo ra các chuỗi băm từ một file bất kỳ, đó là “chàng tí hon” VisualHash, dung lượng 72.6Kb, tải tại http://www.dominik-reichl.de/download/visualhash.zip
VisualHash có thể tạo ra một chuỗi MD2, MD4, MD5, SHA-1/256/384/512 ……bằng cách sử dụng các hàm/thuật toán tương ứng.
Sau khi tải về bạn giải nén và chạy tập tin VisualHash.exe. Từ giao diện chính, bạn chọn thẻ Algorithms và chọn thuật toán sẽ sử dụng, sau đó “kéo và thả” tập tin cầm “băm” vào khung danh sách và bấm nút Compute Hashes, chuỗi MD5 (nếu sử dụng thuật toán MD5) sẽ xuất hiện bên dưới. Cùng một tập tin sẽ luôn cho ra một chuỗi MD5 giống nhau, nếu chúng khác nhau thì có nghĩa là tập ban đầu cũng khác nhau. Bạn cũng có thể tạo chuỗi MD5 từ một chuỗi ký tự bất kỳ bằng cách chọn thẻ Hash text, nhập vào chuỗi và bấm Compute Hashes.
Chuỗi MD5 là một dãy số gồm 32 chữ số, trong khi SHA-1 có 45 chữ số, SHA-256 có…bạn tự đếm đi. Và bạn có thể tự suy luận ra, dãy số càng dài thì chứng tỏ việc “băm” càng nhuyễn và cơ hội để miếng “thịt” “restore” lại trạng thái ban đầu là 0%.
Xong, uTorrent đã tải xong và bài viết này có lẽ cũng đủ rồi, “fair play” đợi thêm 30 phút nữa mặc dù đã tải xong, đó là “luật ngầm” khi tham gia mạng Bittorrent.
Giờ tôi đang băn khoăn file tôi vừa tải xong có chuỗi “Hash” ban đầu có trùng khớp với chuỗi mà uTorrent thông báo hay không, vì tôi quên không lưu lại chuỗi gốc ban đầu thì làm sao mà so sánh. Kệ, liều ăn nhiều.